Trong bóng đá có rất nhiều quy định, luật lệ khác nhau. Trong số đó phải kể đến luật bàn thắng vàng trong bóng đá. Mặc dù đã bị FIFA xóa bỏ nhưng vẫn còn nhiều người nhớ đến quy định đặc biệt này. Hãy cùng thebirminghamhomeinspector.com tìm hiểu về quy định bàn thắng vàng trong bóng đá dưới đây nhé.

I. Bàn thắng vàng là gì?

Trận đấu sẽ dừng ngay lập tức khi có bàn thắng vàng

Bàn thắng vàng hay còn gọi là Golden Goal dùng để chỉ bàn thắng được dùng để quyết định trong hiệp phụ. Khi có bàn thắng vàng, trận đấu ngay lập tức sẽ dừng lại và chiến thắng sẽ thuộc về đội ghi được bàn thắng đó. Đây là cách dùng để phân định thắng thua trong những trận đấu nhất định.

Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) đã từng áp dụng bàn thắng vàng cho hiệp phụ. Tuy nhiên, điều này đã xảy ra nhiều tranh cãi, ý kiến trái chiều khi cho rằng luật bàn thắng vàng trong bóng đá là thiếu công bằng, nặng tính may rủi.

II. Luật bàn thắng vàng trong bóng đá là gì?

Luật bàn thắng vàng được FIFA thông qua hồi năm 1996. Lần đầu tiên luật này xuất hiện là tại chung kết EURO 1996, và Liên đoàn bóng đá châu Âu đã hy vọng luật bàn thắng vàng sẽ giúp các trận đấu trở nên hấp dẫn, kịch tính hơn sau khi cả 2 đội có kết quả trong vòng 90 phút thi đấu chính thức.

Theo đó, khi 2 đội có tỷ số hòa ở cả hai hiệp thi đấu chính thức và khi đá hiệp phụ, bất cứ đội bóng nào ghi được bàn thắng trước thì trận đấu sẽ kết thúc.

Điều đáng chú ý là khi đội tuyển Đức vô địch EURO 1996, Pháp vô địch EURO 2000 nhờ luật bàn thắng vàng, nhưng chính điều này lại khiến các đội cảm thấy bất công bởi họ bị tước mất cơ hội sửa chữa sai lầm cũng như thành quả chỉ trong giây lát.

Bàn thắng vàng từng gây ra không ít tranh cãi giữa các đội bóng, giới chuyên môn

Nếu thường xuyên xem đá bóng trực tiếp, chắc hẳn không ít người hâm mộ Việt Nam vẫn còn nhớ bàn thắng vàng của hậu vệ Nataporn Phanrit ghi ở ngay phút thứ 6 của hiệp phụ thứ nhất, buộc đội tuyển U23 Việt Nam phải chịu chua trong trận chung kết đầy nghẹt thở tại SEA Game 22 trên sân vận đồng Mỹ Đình. Chắc chắn, nếu luật bàn thắng vàng bị xóa bỏ thì các cầu thủ của chúng ta hoàn toàn có cơ hội đảo ngược tình thế.

Bởi vậy mà luật bàn thắng vàng đã gây ra những cái chết bất ngờ. Vì thế mà luật bàn thắng vàng trong bóng đá còn được gọi là luật “Cái chết bất ngờ”.

Tại Anh, ngay cả khi luật bàn thắng vàng được áp dụng, thì Hiệp hội bóng đá Anh vẫn giữ nguyên như cũ, không có bàn thắng vàng, bàn thắng bạc, mà hai đội vẫn phải thi đấu hết 30 phút của hai hiệp phụ.

Đến năm 2004, luật bàn thắng vàng đã bị FIFA xóa bỏ.

III. Lý do FIFA xóa bỏ luật bàn thắng vàng

Như đã chia sẻ, luật bàn thắng vàng đã được Liên đoàn bóng đá thế giới xóa bỏ vào năm 2004. Bởi những quy định này không nhận được sự ủng hộ từ người hâm mộ bóng đá cũng như giới chuyên gia.

Bàn thắng vàng đã không mang lại sự hấp dẫn, kịch tính như dự định ban đầu. Cục diện các hiệp phụ thời áp dụng luật bàn thắng vàng trong bóng đá thường không hấp dẫn, bởi vì các cầu thủ không dám cống hiến lối đá đẹp mà thay vào đó là sự thận trọng, chờ đến loạt sút luân lưu đầy may rủi.

Luật bàn thắng vàng trong bóng đá đã được xóa bỏ vào năm 2004

Chính Liên đoàn bóng đá châu Âu đã phải thừa nhận sai lầm này của họ và sửa sai bằng việc đưa ra luật bàn thắng bạc.

Theo đó, nếu đội nào ghi được bàn thắng trong hiệp phụ đầu tiên thì trận đấu vẫn tiếp tục diễn ra cho đến hết 15 phút, đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn thì đội đó giành chiến thắng. Nếu hai đội vẫn có tỷ số hòa thì tiếp tục đá hiệp phụ thứ hai. Nếu sau 30 phút của hai hiệp phụ, tỷ số giữa hai đội vẫn hòa thì trận đấu sẽ bước vào loạt sút luân lưu căng não để phân thắng thua.

Tuy nhiên, luật bàn thắng vàng cũng bị xóa bỏ sau trận chung kết EURO 2004. Các trận đấu loại trực tiếp nếu có tỷ số hòa sau 90 phút sẽ bước vào phân định thắng thua ở hai hiệp phụ, nếu vẫn hòa thì sẽ đá 11m.

Trước khi đưa ra quyết định này, Liên đoàn bóng đá đã tiến thành tham khảo ý kiến của các Liên đoàn bóng đá thành viên, trọng tài và HLV. Hầu hết đều ủng hộ việc xóa bỏ luật bàn thắng vàng trong bóng đá và trở lại với thể thức như cũ.

IV. Những bàn thắng vàng trong lịch sử

Mặc dù luật bàn thắng vàng không còn được áp dụng, tuy nhiên những bàn thắng vàng trong lịch sử bóng đá vẫn khiến người hâm mộ không khỏi thổn thức. Dưới đây là một số bàn thắng vàng ấn tượng nhất.

1. Pháp – Bồ Đào Nha (Bán kết Euro 2000)

Nhờ bàn thắng vàng mà Pháp đã vượt qua Bồ Đào Nha để vào trận chung kết EURO 2000

Với tỷ số hòa sau 90 phút thi đấu chính thức, Pháp và Bồ đào Nha cũng bước vào hiệp phụ để phân định thắng thua.

Ở phút thứ 119, Sylvain Wiltord đã sút bóng chạm tay Abel Xavier ở ngoài sân. Thế nhưng, trọng tài đã cho đội tuyển Pháp quả penalty đầy tranh cãi. Và tất nhiên, Zidane đã không mắc sai lầm nào và nhanh chóng hạ gục thủ môn Victor Baia của Bồ Đào Nha trên chấm phạt đền và đưa đội tuyển Pháp vào trận chung kết EURO 2000.

2. Paraguay – Pháp (World Cup 1998)

Tròng vòng 2 của World Cup 1998, đội tuyển Pháp đã có những trận thi đấu khá nhàm chán. Lối chơi thiếu quyết đoán của Những chú gà trống Gô-loa đã khiến người hâm mộ cảm thấy ngán ngấm khi theo dõi 112 phút thi đấu của họ.

Thế nhưng, vào thời gian thi đấu của hiệp phụ, Les Bleus đã ghi được bàn thắng vàng một cách đầy quyết đoán. Anh đã sút tung lưới của thủ môn Paraguay và ghi được bàn thắng vàng cho đội tuyển Pháp.

3. Hàn Quốc – Italia (vòng 1/8 World Cup 2002)

Luật bàn thắng vàng trong bóng đá
Ahn Jung Hwan với bàn thắng vàng quý giá của đội tuyển Hàn Quốc tại World Cup 2002

Chắc hẳn không ít người hâm mộ vẫn còn nhớ trận đấu giữa Hàn Quốc và Italia trong vòng 1/8 tại World Cup 2002. Đây là một trận đấu đầy kịch tính, cam go khiến khán giả phải nghẹt thở trong từng khoảnh khắc.

Ở những giây cuối cùng của trận đấu, đôi chân vàng Seol Ki Hyeon của đội tuyển Hàn Quốc đã san bằng tỷ số khiến cả hai đội cùng bước vào những phút thi đấu của hiệp phụ.

Trong thời gian thi đấu hiệp phụ, nhờ pha đánh đầu ngoạn mục mà Ahn Jung Hwan đã ghi được bàn thắng vàng quý giá cho đội tuyển Hàn Quốc.

V. Kết luận

Hy vọng qua những chia sẻ trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn về luật bàn thắng vàng trong bóng đá. Để cập nhật thêm những tin tức bóng đá, thể thao mới nhất, hãy đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.

Luật bàn thắng vàng trong bóng đá quy định như thế nào?